Chữ Nhẫn và các minh chứng của Bậc Đế Vương, Vĩ Nhân và Anh Hùng

Chữ Nhẫn Hồ Chí Minh

Chữ Nhẫn và các minh chứng của Đế Vương, Anh Hùng và Anh Hùng

Ngoài các đồ nội thất gỗ như sập gụ tủ chè, trường kỷ gỗ, đồng hồ cây; tranh treo tường,… được Đồ Gỗ Ngọc Sơn chế tác ra, còn có cả các bức tranh về chữ Nhẫn, chữ Phúc, chữ Thọ,… được đục tay cũng như khảm ốc. Ở bài viết này, hãy cùng Đồ Gỗ Ngọc Sơn tìm hiểu về các minh chứng của “Đức Nhẫn” nhé:

Xưa nay, phàm là bậc đế vương vì “Chữ Nhẫn” mà có được thiên hạ, tướng lĩnh vì nhẫn mà lập được công danh, thương nhân vì nhẫn mà giàu sang phú quý, quân tử vì nhẫn mà kim cổ lưu danh, người thường lại vì nhẫn mà có được tri kỷ. Ở đâu đức nhẫn chịu cũng là một tài sản quý báu.

Khổng Tử nói: “Việc nhỏ không nhẫn, tất loạn đại mưu“. Đạo gia cũng giảng: “Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, ở chỗ mọi người ghét cho nên gần với Đạo“. Phật gia thì cho rằng: “Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành, nhẫn là đệ nhất

Ba vị anh hùng lưu danh sử sánh “Tam Quốc Diễn Nghĩa” nhờ chữ Nhẫn

Tam Quốc Diễn Nghĩa – một sử sách nổi tiếng toàn thế giới kể về thời kỳ hỗn loạn của Tam Quốc vào thế kỷ XIV cổ xưa của Trung Hoa Cổ Đại. Được biết đến với các nhân vật, các vĩ nhân anh hùng mang danh vang dội lịch sử. Tất cả các vị anh hùng này đều tôi luyện trọn vẹn chữ “Nhẫn”.

Tư Mã Ý – “Nhẫn giả chi vương” – Nhẫn để lập thành đại nghiệp.

Cùng với Gia Cát Lượng; Tư Mã Ý là một nhân vật nổi tiếng đa mưu, túc trí trong thời Tam Quốc. Ngay từ những ngày đầu; Tào Tháo (Chắc mọi người đều biết được sự đa nghi của Tào Tháo và con mắt nhìn người chính xác của mình) đã cho rằng Tư Mã Ý là một mối nguy hiểm. Thế nhưng chỉ nhờ vào “Chữ Nhẫn” mà Tư Mã Ý có thể ẩn mình tới 50 năm để chứng minh mình là một “trung thần”. Để rồi tới năm ngoài 70 tuổi, Tư Mã Ý chỉ cần dùng một kế nhỏ mà lừa được Tào Sảng, chiếm lấy đại quyền; chèn ép vua Ngụy, diễn lại vở kịch cướp quyền nhà Hán của Tào gia và đánh dấu quyền hành tuyệt đối của họ Tư Mã kể từ đây

Còn một sự kiện nổi tiếng nữa đó là Khổng Minh khiêu khích, lăng mạ Tư Mã Ý hèn nhát như đàn bà; gửi váy để Tư Mã Ý mặc nhằm khiêu khích để ông đem quân đánh trả. Tư Mã Ý xem xong dù trong lòng rất giận nhưng cũng gượng cười nói: “Khổng Minh coi ta như đàn bà sao?“. Bằng Đức Nhẫn của mình, Tư Mã Ý đã nhận ra ngay đây là kế kích tướng và Tư Mã Ý chịu nhận đồ ấy; mở ra mặc trước ba quân và rất lấy làm thích thú; rồi nhờ gửi lời cám ơn đến sự quan tâm của Gia Cát Lượng.

Chữ Nhẫn Tư Mã Ý
Tư Mã Ý (Trái) – Kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng (Phải) (Hình ảnh minh họa, ảnh sưu tầm)

Nhờ sự dẫn dắt của ông mà cháu nội của ông đã thống nhất thiên hạ và phong ông làm Cao Tổ Tuyên Đế.

Tư Mã Ý – Nhẫn nhịn 50 năm để hoàn thành đại nghiệp – tất cả đều chờ “nhẫn”. Cũng bởi vậy mà hậu nhân gọi ông với đại danh hiển hách “Nhẫn Giả Chi Vương

Tào Tháo – Đa nghi, độc ác nhưng lại biết “Nhẫn” để thu phục hiền tài.

Người biết nhẫn nhục ắt là cũng có lòng bao dung, khoan dung lớn lao. Vì có lòng hướng về đại cục lớn lao, họ có thể thu phục nhân tâm, gồm thâu được nhân tài thiên hạ. Người này chính là Tào Tháo thời Tam Quốc. Ngoài hùng tài văn võ, điều binh khiển tướng, sự quý mến hiền tài và “chữ nhẫn” chính là những yếu tố giúp ông dựng thành đại nghiệp, thống nhất cả một miền bắc Trung Hoa rộng lớn.

Hình ảnh Tào Tháo
Hình ảnh minh họa Tào Tháo (Ảnh sưu tầm)

Nếu các bạn đọc Tam Quốc, chắc chắn sẽ thấy sự khoan dung dành cho hiền tài của Tào Thao trong các sự kiện của Nê Hành, Trần Lâm,…

Giả Hủ – Nhẫn để bảo toàn số phận

Đứng trước sóng gió, người có “nhẫn” cũng chính là người kiên cường nhất. Lòng nhẫn nại giúp họ có thể chịu đựng được những áp lực khủng khiếp nhất; những hoàn cảnh hiểm nghèo nhất. Người biết ẩn nhẫn thì cũng tự bảo toàn được phúc đức và sinh mạng của mình. Họ chính là biết lùi một bước, không tranh với đời mà giữ tròn khí tiết. Trong Tam Quốc, người thể hiện đức Nhẫn này chính là Giả Hủ.

Hình ảnh Giả Hủ
Hình ảnh minh họa Giả Hủ (Ảnh sưu tầm)

Giả Hủ – người từng theo dưới trướng phục vụ rất nhiều chủ như: Đổng Trác, Lý Thôi, Trương Tú… Ông là một người hiểu biết lý lẽ; là người thông minh xuất chúng thậm trí hơn cả chủ nhân của mình. Cũng chính vì vậy mà số phận của ông luôn trong vòng nguy hiểm. Ông phải ẩn mình, giấu trí khôn đến mức người ta vì thế mà lặng lẽ kính phục ông.

Các câu chuyện của ông đều ở những trận đánh lớn của Tào Tháo. Chính Giả Hủ là người hiến kế đốt kho lương Ô Sào, giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu đông quân hơn mình gấp 10 lần. Cũng chính Gia Hủ là người khiến cho Mã Siêu và Hàn Toại – 2 Hổ Tướng tự đánh nhau và đại bại.

Chữ Nhẫn của những vĩ nhân Việt Nam

Việt Nam ta với lịch sử bị đô hộ và bị trị. Để có thể cho chúng ta tự do ngồi đây và tự hào là một con dân Việt Nam thì phải nhớ đến Bác Hồ – Hồ Chí Minh hay Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Tất cả những vĩ nhân này đều nhờ “chữ Nhẫn” mà đưa chúng ta tiến tới tự do.

Hồ Chí Minh – Vĩ lãnh tụ vĩ đại, vĩ nhân của thế giới

Nhắc tới Bác, chắc chắn mỗi con dân Việt Nam chúng ta trong lòng đều dâng trào nên một cảm xúc nghẹn ngào. Bác – một người cha già dân tộc, một vĩ nhân hoàn hảo và cũng là một người giản dị đến lạ thường. Tất cả các đức tính của bác đều được ghi chép lại chi tiết và chính xác. Không dừng lại ở lời nói, bài giảng, trên thực tế, đức tính nhẫn nại luôn theo suốt Người trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú hơn 60 năm của mình

“Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần”

(Nhật ký trong tù)

Không cần nhắc tới quá nhiều câu truyện về Bác, mọi người cũng biết quá rõ rồi. Bác ra đi tìm đường cứu nước từ năm Bác 21 tuổi. Và ngày này cũng là một cột mốc quan trọng mở ra chặng đường 30 năm sóng gió. Nhờ đức tính “Kiên Nhẫn” của mình, Bác đã vượt qua 3 đại dương; 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30 quốc gia; hàng trăm thành phố lớn, nhỏ, tiếp xúc với nhiều dân tộc; nhiều nền văn hóa đã đưa Bác đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản.

Chữ Nhẫn Hồ Chí Minh
Bức chân dung quen thuộc của hơn 90 triệu người dân Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Chữ nhẫn được Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hành không chỉ trong đấu tranh cách mạng mà cả trong quan hệ đồng chí, đồng bào. Đó chính là cuộc sống giản dị của vị lãnh tụ và tình yêu bác dành cho cấp dưới; cho đồng bào nhân dân.

Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của lòng dân – Biểu tượng vĩ đại về thực hành chữ “Nhẫn”

Là một người đã được thế giới công nhận tài năng cũng như nghệ thuật quân sự. Ông còn được cả thế giới công nhận về cách sống cũng như cuộc đời của ông – một minh chứng hoàn hảo của “Nhẫn”. Không chỉ nhờ vào đầu óc luôn bình tĩnh, nhẫn nhục mà đã giúp ta thắng bao nhiêu trận đánh vang đội lịch sử. Mà còn tình yêu thương đối với đồng đội, cấp dưới. Ông luôn hướng tới một trận đánh có ít thương vong nhất có thể.

Ông được người đời gọi là “Đại Tướng của lòng dân” chứ không phải danh tiếng “người có nhiều ảnh hưởng tới công chúng”. Suốt đời “hành nhẫn” của mình, Đại Tướng đã sáng tác ra một bài thơ:

“Có khi NHẪN để yêu thương
Có khi NHẪN để tìm đường tiến thân
Có khi NHẪN để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa

Có khi NHẪN để vị tha
Có khi NHẪN để thêm ta bớt thù
Có khi NHẪN tỉnh giả ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường

Có khi NHẪN để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi NHẪN để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng

Có khi NHẪN để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi NHẪN để tăng uy
Có khi NHẪN để kiên trì bền gan

Có khi NHẪN để an toàn
Có khi NHẪN để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi NHẪN để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần”.

Chữ Nhẫn Võ Nguyên Giáp
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh sưu tầm)

(Sưu Tầm)

Trên đây là những minh chứng vang vội sử sách. Ngoài ra, có rất rất rất nhiều minh chứng cao đẹp đã luyện thành tất cả các đức tính.

Mong rằng, bài viết này sẽ giúp quý vị, các bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về các đấng bậc anh hùng trong sử sách của đất nước chúng ta cũng như trên toàn thế giới.

Xin cảm ơn quý vị, các bạn đã dành thời gian quan tâm!

Đồ Gỗ Ngọc Sơn xin hân hạnh được phục vụ quý khách.

“Sanh vi tướng, Tử vi thần” – Sinh thời là anh hùng, hậu thế tôn thành thần

Sanh vi tướng, tử vi thần – Khi còn sống là một anh hùng, một nhà lãnh tụ, vị lãnh đạo vĩ đại; Khi chết đi, được đời sau tôn sùng thành thần, được cúng tế, tôn thờ; được lập đền, miếu mang đại danh riêng. Tất cả những vĩ nhân Đồ Gỗ Ngọc Sơn đã đề cập bên trên đều là những bậc Anh Hùng, đại danh hiển hách. Khi còn sống đã lập vô số chiến cống hiển hách.

Những vị anh hùng mà Đồ Gỗ Ngọc Sơn đã kể bên trên, đơn giản là những vị anh hùng đại diện cho những áo nghĩa khác nhau của chữ Nhẫn. Vậy “Sanh vi tướng, tử vi thần” có ý nghĩa liên quan như thế nào đối với chữ nhẫn?

Quý vị và các bạn cũng đã đoán ra được phần nào rồi đúng không ạ. Để hoàn thành được đại nghiệp, lập chiến công hiển hách, tất cả đều phải làm chủ được chữ nhẫn. Dẫn dắt hậu thế đi đến thái bình, ấm no, hạnh phúc. Hiểu một cách đơn giản “Sanh vi tướng, tử vi thần” là một hệ quả của những vĩ nhân đã viên mãn chữ nhẫn, đã hoàn thành đại nghiệp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm đường
Gọi điện
Zalo