Chữ Lộc – biểu tượng cho hạnh phúc, mong muốn lớn nhất của con người. Muốn Lộc thì phải tạo Phúc và cầu Thọ
Lộc biểu tượng cho một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời người. Mỗi độ Tết đến xuân về, cùng với Chữ Phúc, Chữ Thọ và Chữ Lộc đều xuất hiện trên các phong bao lì xì; các vật trang trí bé nhỏ trên cành đào, cành mai,… hay trên các câu đối; bộ tranh treo ba chữ Phúc – Lộc – Thọ để cầu mong tài lộc đến với nhà mình. Tùy vào tôn giáo hay tục lễ ở mỗi nơi, mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam ta mà có tục lệ cầu Lộc riêng biệt vào ngày tết.
Bài viết này, hãy cùng Đồ Gỗ Ngọc Sơn đi tìm hiểu rõ Chữ Lộc xa xưa và ngày nay khác nhau như thế nào và các tục lệ ban phát Lộc qua mỗi tôn giáo khác nhau ra sao nhé.
Chữ Lộc trong xã hội xa xưa.
Cách viết chữ Lộc”
Chữ Lộc trong lòng mọi người
Thời xa xưa, khi mà học thức cũng như tầm hiểu biết có hạn; cùng với đó là cuộc sống dưới chế độ quân chủ chuyên chế. Vì lẽ đó mà thời bầy giờ, Vua Chúa có thể được coi là đấng bậc “Thiên Tử” (Con của trời). Bởi vậy, khi đất nước thái bình, phát triển thịnh vượng; nhân dân ấm no hạnh phúc thì mọi người đều nghĩ và coi đó là “Lộc” Vua ban. Còn trong bộ máy triều đình thì cũng có thứ “Lộc” mà Vua ban; Vua ban để chứng nhận công lao của các Quan đã thay Vua cai quản, dẫn dắt dân chúng dưới quyền một cách vẹn toàn.
Cũng có quan niệm: “Lộc” là của Vua ban, đồng thời “Lộc” của Vua Chúa, Quan Lại chính là của dân biếu. Vua, Quan làm đúng bổn phận của nhà lãnh đạo; đem thái bình thịnh vượng cho dân chúng. Thì chắc chắn dân chúng cũng sẽ tỏ lòng biết ơn, kính biếu và tôn thờ Vua, Quan,…
Chữ Lộc trong bộ “Tam Đa”
Tam Đa – Ba điều cơ bản nhất của một cuộc sống tốt đẹp, trọn vẹn và mãn nguyện. Chính là những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và tuổi thọ (Thọ). Ba chữ này thường đi cùng với nhau và không thể tách rời. Phải chăng, người ta không muốn ham muốn của mình lỗ liễu quá mà bắt hai chữ “Phúc” và “Thọ” đi cùng để làm giảm tính chất sự việc?
Cũng không phải ngẫu nhiên mà người xưa đặt Lộc vào vị trí trung tâm, bên cạnh là Phúc và Thọ. Đấy chính là ý răn dậy sâu xa của người xưa đối với con cháu hậu thế rằng: “Hưởng Lộc phải nghĩ đến tạo Phúc, cầu Thọ”. (Nhắm mắt thu Lộc bất minh, bất chấp Phúc, Thọ thì thật là tại hại)
Trong bộ Tam Đa, ông Lộc được hình tượng bằng một vị quan “cân đai bối tử” đề huề. Điều đó thể hiện một điều là đã làm quan, tất có Lộc; Lộc tức là Quan. Như vậy, có thể khẳng định rằng từ xa xưa; dân ta đã biết đã hiểu: “Làm quan tất có lộc“. Hiểu một cách chi tiết chính là Lộc với chức Quan, chính là một.
Cũng bởi các điều trên mà Tam Đa còn có nghĩa là Ba cái nhiều, chính vì điều này mà cũng có người chê bai, bình phẩm rằng:
“Đã Phúc, đã Lộc lại còn.Thọ!
Sao tham nhiều thễ hỡi nhân gian?
Chẳng trách Đảng ta “xây, chống” mãi
Mà phường tham nhũng vẫn trơ gan!”
Chữ Lộc trong xã hội hiện đại ngày nay.
Ngày nay, “Lộc” là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc tốt lành trong cuộc sống của người Việt; Nó còn là niềm chung của mọi người. Cũng bởi vậy mà văn hóa, ý nghĩa của Chữ Lộc càng ngày càng được mở rộng hơn. Nó không chỉ là biểu tượng để tượng chưng, đại diện cho tài lộc, địa vị, của cải.
Mà nó còn là thành quả của những người có lòng ham học hỏi, không ngại khó nhọc; có tính kiên trì và kỉ luật cao,… Cho ra những sản phẩm, những thành tựu, những đóng góp được xã hội công nhận và tin dùng. Thì chắc chắn tiền đồ của người đó sẽ rộng mở và làm ăn phát đạt. Đoạn kết của người này là hưởng Lộc do chính mình làm nên.
Các cách ban phát Chữ Lộc cho mọi người qua mỗi tôn giáo ở Việt Nam
Ngày nay, với sự phát triển rất hiện đại của xã hội; cùng với đó là sự hội nhập các nền văn hóa, tôn giáo khác nhau. Tất cả đều hướng con người về cái thiện, cái tốt đẹp nhất; giúp con người chúng ta sống tốt lành, luôn hướng thiện để những điều “Phúc” điều “Đức” và “Lộc” sẽ đến với chúng ta.
Sau một năm vất vả mệt nhọc, thì đêm 30 cùng các ngày tết chính là thời gian vui mừng, hoan hỉ cùng gia đình, bạn bè,… Cũng vì sự đó mà các tôn giáo khác nhau trên mọi miền tổ quốc Việt Nam đều có tục lệ ban phát “Lộc” cho những người có Đức Tin vào ngày tết hàng năm.
Cách ban phát Chữ Lộc của Thiên Chúa Giáo.
Nếu quý vị, các bạn là người Thiên Chúa giáo thì chắc chắn quý vị, các bạn đều trông ngóng đêm 30 hàng năm. Khi mà tiếng chuông giao thừa vang lên; ngay sau đó Cha Xứ sẽ tổ chức nghi lễ ban phát Lời Chúa (Chữ Lộc) cho tất cả những người đi lễ ở đó.
Tất cả mọi người từ lớn đến bé, từ trẻ em đến cụ già đều xếp hàng ngay ngắn; thẳng tắp nối đuôi nhau chờ đến lượt Cha Xứ ban phát Lời Chúa cho mình. Mỗi người một Lời Chúa khác nhau, không ai giống ai. Đây chính là Lời Chúa muốn mọi người sống và thực hiện trong năm tới, chỉ cần sống và thực hiển đúng Lời Chúa của mình; mọi người ắt sẽ có Lộc.
Mọi người lên Chùa hái Lộc sau giao thừa ở Phật Giáo
Theo quan niệm cổ truyền, không có loài nào sinh sôi nảy nở và có sức sống mãnh liệt như loài cây. Bởi vậy mà vào thời khắc giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết, có người thì đi đến đình chùa xin lộc và cầu phúc, cầu tài. Cũng có rất nhiều người đi lên Chùa để hái lộc đầu xuân chính là hái các cành cây mọc ở Chùa hay xung quanh Chùa.
Thông thường người ta chỉ hái một cành rất nhỏ trên cây sung, xanh, cây đa hay một số loại cây khác mọc trong sân Chùa. – những loài vốn có sức sống mạnh mẽ; rồi đem về cắm vào bình hoa hoặc treo trước hiên nhà, ý báo đã “rước lộc” về gia đình. Một số người kĩ tính hơn thì sẽ chọn hái lộc từ những cây thuộc bộ tứ quý thực vật là: tùng, cúc, trúc, mai
Ngoài ra cũng còn những tục lệ ban phát hay cầu xin Tài; Lộc khác nhau ở mỗi vùng miền hay tôn giáo khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam chúng ta.
Tổng kết
Hi vọng bài viết này Đồ Gỗ Ngọc Sơn đã đem đến cho quý vị; các bạn những thông tin bổ ích góp phần giúp cho quý vị; các bạn hiểu biết hơn về các văn hóa của Việt Nam cũng như Phương Đông của chúng ta.
Đồ Gỗ Ngọc Sơn chúng tôi hiện nay là cửa hàng chuyên chế tác và cung cấp các dòng sản phẩm Đồ Gỗ Nội Thất như: Sập Gụ Tủ Chè, Trường Kỷ Gỗ, Đồng Hồ Cây cao cấp,… chất lượng trên thị trường đồ gỗ mỹ nghệ. Đến với Ngọc Sơn; quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ; cùng với đó là chế độ bào hành và chính sách ưu đãi của Ngọc Sơn.
▬ Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
– Đồ Gỗ Ngọc Sơn: 0852.563.888 – 0985.313.798
– Địa Chỉ: Cạnh UBND xã Hải Minh – Hải Hậu – Nam Định.
– Website: dogongocson.com
– Facebook: facebook.com/ngocsondogo
– Twitter: twitter.com/do_go_ngoc_son
– Email: dogongocson2110@gmail.com