Chữ Thọ ý nghĩa và ao ước cuối cùng của đời người

Chữ thọ trong phòng thờ

Khi sự nghiệp, danh vọng, tiền tài, con cháu,… đã có đầy đủ. Thì ao ước cuối cùng của đời người chính là Chữ Thọ

Chắc hẳn trong mỗi con người chúng ta luôn luôn có khao khát và ước muốn; khi đã đạt được ước muốn này, thì ta lại mong chờ một điều khác to lớn hơn tương xứng với tuổi tác của mình. Ví dụ như khi ta còn nhỏ thì sẽ mong muốn được nhiều đồ chơi; khi ta là thiếu niên thì mong muốn học hành giỏi giang; khi ta trưởng thành thì muốn công việc, sự nghiệp ổn định, thăng hoa; khi ta lập gia đình thì muốn con đàn cháu đống, hạnh phúc ngập tràn. Và cuối cùng, khi về già ta chỉ mong muốn một đều duy nhất. Đó chính là chữ “Thọ“, “Thọ” để cảm nhận ý nghĩa cuộc sống hơn; “Thọ” để ngắm nhìn con cháu thành đạt, trưởng thành, lập gia đình,…

Cũng bởi vậy, mà vào dịp tết hay các dịp mừng tuổi ông bà. Con cháu, mọi người đều tặng Chữ Thọ cho đấng bậc sinh thành của mình. Điển hình nhất là các câu đối “Phúc như Đông Hải – Thọ tựa Nam Sơn” hay “Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ – Xuân khắp mọi nơi, Phúc khắp nhà”, …. Cùng với Chữ PhúcChữ Lộc, ba chữ này luôn đi với nhau trong các câu đối hay lời chúc.

 

Vậy, Chữ Thọ – ý nghĩa cội nguồn nó như thế nào? cách viết cũng như diễn biến thay đổi theo thời đại ra sao? Hay từ xa xưa cho đến bây giờ, nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa nguyên bản – đó chính là sống lâu sống thọ? Hãy cùng Đồ Gỗ Ngọc Sơn chúng tôi đi tìm hiểu rõ ràng chi tiết ý nghĩa thực sự của nó nhé:

Nguồn gốc của Chữ Thọ và cách viết gồm 5 phần

Với lịch sử hình thành hơn 5000 năm, cùng với đó là các dấu ấn thống nhất thiên hạ của mình. Hiển nhiên rất nhiều câu truyện, giai thoại cũng từ Trung Hoa Cổ Đại mà ra. Chữ Thọ cũng là một trong số đó. Trong tiếng Hán “Thọ” có nghĩa là sống thọ, sống lâu để ngắm nhìn và cảm nhận cuộc sống quanh ta; nó chính là ước mơ của toàn nhân loại.

Giai thoại về Ông Thọ

Theo truyền thuyết xa xưa: Thọ Tinh là một vị Tinh Quân (Ngôi Sao tượng trưng cho Vị Thần) mà người Việt quen gọi là ông Thọ. Thọ tinh là một trong bộ ba vị tinh quân (Tam tinh) là Phúc, Lộc, Thọ.

Thọ Tinh ngự tại Nam Cực, do đó Thọ Tinh còn có các danh hiệu như: “Nam Cực Tiên Ông”, “Nam Cực Thọ Tinh”, “Trường Sinh Đại Đế” hay quen thuộc nhất với người Việt Nam trong chương trình gặp nhau cuối năm đó chính là “Nam Tào“. Đây là Ông Tiên chuyên giữ bộ sinh (coi về tuổi thọ con người). Đối lập với Thọ tinh (Nam tào) là Bắc đẩu, chuyên giữ bộ tử (coi về tuổi chết con người).

Nam tào Bắc đẩu vì thế là một cụm từ thường đi kèm với nhau. Theo nhiều truyện cổ, hai ông tiên này hay ra thạch bàn đánh cờ với nhau: Nam tào mặc áo đỏ, ngồi xoay mặt về hướng bắc; Bắc đẩu mặc áo trắng, ngồi xoay mặt về hướng nam.

Thọ Tinh trong tranh, hay các bức tượng điêu khắc là một ông lão cao ráo, mảnh khảnh; đôi chân mày, râu dài bạc phơ, đầu hói và trán rất to, miệng cười hiền hòa. Một tay ông cầm cây gậy sần sùi những mắt gỗ, có lẽ làm từ rễ cây của một cổ thụ đã sống rất nhiều năm; tay kia cầm một trái đào (Một số trường hợp ông chỉ cầm một trong hai món này). Cuối cùng là hình ảnh thường thấy các cú bé con chơi đùa trên người ông Thọ; đây chính là các đồng tử theo hầu.

Theo chữ tượng hình, Chữ Thọ có tổng cộng 14 nét

Chữ Thọ (寿 shòu) được xếp vào bộ Thổ, bao gồm 5 chữ bộ Thổ cấu thành có cách viết như sau:

Bộ thứ nhất – Bộ Sĩ

Bộ Sĩ (士) có nghĩa đen là học trò, nghĩa bóng có thể hiểu là là sự hiểu biết, sự tư duy. Có nghĩa là muốn sống lâu thì bộ não phải luôn hoạt động, luôn tìm tòi cái mới, thần trí phải giữ được sự minh mẫn

Thứ hai – Bộ Nhị

Bộ Nhị (ニ) nghĩa đen là hai. Nghĩa rộng là đối tác, bạn bè, các mối quan hệ. Như vậy để sống đúng với ý nghĩa của Chữ Thọ ngoài sống lâu thì còn phải có người thân; bạn bè, làng xóm, có các mối quan hệ trong xã hội…

Thứ ba – Bộ Công

Bộ Công (工) nằm ở giữa 2 nét của Bộ Nhị (ニ). Nó có nghĩa là vận động, hoạt động,… Chắc hẳn ai cũng biết câu nói của các cụ dạy chúng ta: “Có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì”. Nét chữ thứ ba – Bộ công có ý nghĩa hoàn toàn đi đôi với Thọ. Muốn sống lâu thì phải sống khỏe; muốn sống khỏe thì phải chăm tập vận động, tập thể dục thể thao,…

Thứ tư – Bộ Khẩu

Bộ Khẩu (口) – “miệng”. Ở đây ta có thể hiểu là lời nói, khả năng giao tiếp của bản thân. Muốn sống Thọ thì phải giao tiếp hài hòa với tất cả mọi người.

Cuối cùng – Bộ Thốn

Bộ Thốn (寸) có nghĩa là “tấc”. “Tấc đất tấc vàng” – có thể hiểu tấc ở đây chính là sự cân đong đo đếm. Nhưng khi nét chữ này nằm trong bộ 5 nét chứ cấu tạo thành Chữ Thọ thì chắc chắn nghĩa của nó cũng vì thế mà mở rộng hơn – Đó chính là tiêu chuẩn, chuẩn mực. (寸) xuất hiện cuối cùng với mục đích quy tụ cả 4 nét chữ bên trên – mọi thứ đều nên dừng lại ở một mức độ nhất định theo đúng giới hạn tiêu chuẩn. Như thế thì mới có thể Thọ được.

Tóm lại ta có thể hiểu

Chữ Thọ không phải chỉ có ý nghĩa là sống lâu. Mà nó chỉ có ý nghĩa khi người cao tuổi được sống những năm tháng cuối đời một cách thanh thản; không phải lo nghĩ, buồn phiền, không bị bệnh tật dằn vặt hết ngày này sang tháng khác. Luôn mạnh khỏe, minh mẫn để đi lại và trò chuyện với mọi người, làng xóm, bạn bè, người thân…

Chữ Thọ trong đời sống của người Việt Nam ta

Trong tiềm thức dân gian, trong suy nghĩ của mỗi con dân Việt Nam

Trong dân gian xa xưa, gia đình nào mà có người trường thọ thường được xem là nhà có phúc lớn. vì có phúc nên mới sống lâu, con cháu đề huề. Lễ Mừng Thọ chính là mừng cái phúc lớn ấy; nói về tuổi thọ nhà thơ Nguyễn Khuyến ví von một cách dí dỏm: “Từ 90 tuổi trở lên thì tương đương với Trạng nguyên, từ 80 đến 89 tuổi thì tương đương với Tiến sĩ, từ 70 đến 79 tuổi thì tương đương với Cử nhân, còn từ 60 đến 69 tuổi thì chỉ là Tú tài mà thôi”. Cũng vì lẽ đó mà ai chưa đến tuổi 60 đã qua đời chỉ được dùng hai chữ “hưởng dương” chứ không được ghi hai chữ “hưởng thọ”.

Chữ Thọ trong xã hội hiện đại ngày nay

Như Đồ Gỗ Ngọc Sơn đã đề cập ngay từ đầu bài viết là từ xa xưa; con người đã có thói quen chúc cho đấng bậc sinh thành – cha mẹ; ông bà những lời chúc khỏe mạnh, sống thọ và hạnh phúc. Ngày nay tục lệ hay thói quen đấy vẫn còn giữ mãi và thậm trí còn mở rộng ra khắp mọi nơi trên thế giới; xuất hiện trên các nền văn hóa khác nhau.

Cách để con cái, mọi người chúc Thọ đấng bậc sinh thành là tặng Chữ Thọ với các kiểu cách khác nhau tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Người thì tặng đôi câu đối ví dụ như bạn tặng cha mẹ bước qua tuổi 60 câu đối:

“Một nhà vui vẻ chúc trường thọ
Sáu chục an khang say thái bình”

Người thì tặng tranh đục tay, tranh khảm các mảnh ốc xà cừ tỏa sáng óng ánh; Người thì tặng tượng Tam Đa hay tượng ông Thọ,… Chữ Thọ xuất hiện cách điệu kiểu vuông, tròn hay vector,…. đã xuất hiện vô cùng nhiều và đa dạng mẫu mã trong ngành đồ gỗ mỹ nghệ nói chung hay các ngành nghề khác nói riêng như tranh đá quý,… hay trên các họa tiết hoa văn trên bàn thờ, đình, chùa,…

Chữ thọ trên cả đồ gỗ nội thất tại Đồ Gỗ Ngọc Sơn

Đồ Gỗ Ngọc Sơn với mong muốn là có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với đó là kinh nghiệm hàng chục năm chinh chiến trong ngành nghề đồ gỗ; cuối cùng mới có thể mở cửa hàng đồ gỗ lớn nhất tại làng nghề Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Hải Minh như hiện nay. Đã cho ra hầu hết mẫu mã sản phẩm nội thất gỗ; Và tất nhiên cũng có cả các bức tranh đục tay, khảm ốc; các câu đối, cuốn thư hay các bức tượng,… mang ý nghĩa chúc Thọ dùng để làm quà tặng đấng bậc sinh thành của mình.

Chữ thọ trong phòng thờ
Chữ thọ trong phòng thờ – 1 lần làm công trình nội thất cho vị khách ở Lạng Sơn
Chữ thọ trong phòng thờ
Các họa tiết Chữ Thọ bằng vector
Ba ông Tam Đa
Ba ông Tam Đa

Đối với những bức tranh Chữ Thọ nên treo ở phía Tây Bắc – cung này chủ về quý nhân, phúc đức, may mắn và trường thọ.

Tổng kết

Hy vọng bài viết này góp phần giúp quý vị; các bạn hiểu biết thêm về ý nghĩa sâu sắc của con chữ Hán tự tuy quen mà lạ này. Các sản phẩm như tranh chữ thọ, tượng thọ tinh,… của Đồ Gỗ Ngọc Sơn được thiết kế và chế tác tinh xảo. Tùy vào kiến trúc không gian hiện đại hay cổ điển của khách hàng mà Đồ Gỗ Ngọc Sơn sẽ tư vấn sản phẩm phù hợp. Và nếu quý vị, các bạn có nhu cầu mua tranh chữ Thọ dát vàng; tượng thọ tinh bằng gỗ nguyên khối vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

Đồ Gỗ Ngọc Sơn

  • Đồ Gỗ Ngọc Sơn chúng tôi hiện nay là cửa hàng chuyên chế tác và cung cấp các dòng sản phẩm Sập Gụ Tủ Chè; Trường Kỷ Gỗ, Đồng Hồ Cây cao cấp; chất lượng trên thị trường đồ gỗ mỹ nghệ. Đến với Ngọc Sơn; quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ; cùng với đó là chế độ bào hành và chính sách ưu đãi của Ngọc Sơn.
  • Để xem thêm các sản phẩm đã được Ngọc Sơn chế tác và đang được trưng bày tại showroom Đồ Gỗ Ngọc Sơn; quý khách có thể xem thêm tại đây.
  • Ngoài ra quý khách có thể xem trực tiếp showroom Đồ Gỗ Ngọc Sơn tại xóm 35 – Trung Tâm Làng Nghề Đồ Gỗ Hải Minh (cạnh UBND xã), Hải Hậu, Nam Định.

▬ Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

– Đồ Gỗ Ngọc Sơn: 0852.563.888 – 0985.313.798
– Địa Chỉ: Cạnh UBND xã Hải Minh – Hải Hậu – Nam Định.
– Website: dogongocson.com
– Facebook: facebook.com/ngocsondogo
– Twitter: twitter.com/do_go_ngoc_son
– Email: dogongocson2110@gmail.com

Ngọc Sơn xin cảm ơn và hân hạnh được phục vụ quý khách!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm đường
Gọi điện
Zalo